Bài 41 Luyện tập nhận biết số chất vô cơ hóa 12: Giải chi tiết bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 180
Để nhận biết các cation trong một dung dịch, người ta thường thêm vào dung dịch chứa các cation đó một thuốc thứ nhóm để tách riêng các cation tạo với thuốc thứ đó một loại sản phấm, thí dụ đều là kết tủa khó lan hoặc dung dịch phức chất tan. Sau đó, từ nhóm đã được tách ra tiếp tục tách và nhận biết từng ion bằng các thuốc thử riêng cho chúng.
Bài 1: Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+
Cho dung dịch Na2SO4 vào các dung dịch đã cho, nếu có kết tủa trắng là dung dịch chứa ion Ba2+. Hai dung dịch còn lại cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, tạo ra kết tủa nâu đỏ là dung dịch chứa ion Fe3+, tạo ra kết tủa màu xanh rồi tan trong dung dịch NH3 dư là dung dịch chứa ion Cu2+.
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3NH4+
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Bài 2: Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây?
Hai dung dịch: NH4Cl, CuCl2
Ba dung dịch: NH4Cl, MgCl2, CuCl2
Bốn dng dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2
Cả 5 dung dịch
Chọn D
Bài 3: Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4, và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào?
A. Dung dịch NaCl
B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4
C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2
D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3.
Chọn B
Bài 4: Hãy nhận biết hai dung dịch riêng rẽ sau: (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử.
Nhúng mẩu giấy lọc đã tẩm dung dịch Pb(NO3)2 vào hai dung dịch đã cho, dung dịch nào làm cho giấy lọc chuyển sang màu đen là dung dịch (NH4)2S
(NH4)2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2NH4NO3
Hoặc nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch đã cho, có kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4:
(NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NH4Cl
Bài 5: Có hỗn hợp gồm SO2, CO2 và H2. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có mặt từng khí đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng .
Cho hỗn hợp đi qua nước Brom, thấy nước brom bị nhạt màu chứng tỏ có khí SO2:
SO2 + Br2 +2H2O → H2SO4 + 2 HBr (1)
Dẫn khí đi ra sau phản ứng (1) vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo kết tủa trắng chứng tỏ có khí CO2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2)
Dẫn khí đi ra sau phản ứng (1) qua ống đựng CuO đun nóng thấy tạo ra Cu màu đỏ chứng tỏ có khí H2:
CuO + H2 → Cu + H2O
Màu đen màu đỏ
- Cách thêm font, đổi font chữ cực đẹp cho bàn phím iPhone
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 196 SGK hóa học 12: Bài 44 Hóa học và vấn đề xã hội
- Bài 1, 2, 3 trang 177 SGK Hóa 12: Nhận biết một số chất khí
- Cách dồn trang trong Word, thu gọn văn bản trong Word
- Bài 1, 2, 3, 4,5,6 trang 186 hóa lớp 12: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
- Cách viết, chèn biểu tượng độ C trong Word, Excel
- [Bài 45 hóa 12] Bài 1, 2,3,4, 5,6,7 trang 204, 205 SGK Hóa 12: Hóa học và vấn đề ...
- Cách thêm, chèn ký hiệu phi trong Word (Ký hiệu Ø trong Word)
- Bài tập làm văn số 6 lớp 8
- Tả người mẹ khi em sốt
- Thơ 4 chữ về mẹ
- Tóm tắt sống chết mặc bay
- Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có
- So sánh quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
- Tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình
- Bếp lửa của Bằng Việt
- Đoạn văn 8 -10 câu phát biểu cảm nghĩ về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn
- Mục lục soạn văn lớp 12 tập 2 full
- Soạn bài lớp 11 tập 2 full
- Soạn bài lớp 8 tập 2
- Soạn bài lớp 7 tập 2
- Soạn bài lớp 9 tập 2
- Soạn bài lớp 10 tập 2 full
- Soạn văn lớp 6 Tập 2