Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: Phong cách chính là người. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
- Nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết: "Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung".
- Bài văn đạt giải quốc gia : Suy nghĩ của anh chị về ý kiến " Các nhà văn học được văn trong chuyện cổ tích và học được thơ trong ca dao"
- Nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên.
Đề bài:
Bài làm
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ làm theo một vài kiểu mẫu… Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu suy nghĩ, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, với nhà văn Nam Cao, ông đòi hỏi ở mỗi người cầm bút một sự sáng tạo riêng cho mình, để lại cho văn học những gì là của riêng mình. Nhà văn Pháp Buy-phông thì quan niệm “Phong cách chính là người”. Quan niệm này phải chăng xuất phát từ mối quan hệ giữa nhà văn với những điều thuộc về riêng nhà văn đó?
Trong câu nói của Buy-phông, “Phong cách” là những nét độc đáo của riêng mỗi nhà văn thể hiện trong văn học. Đó là “những nguồn chưa ai khơi” nhưng nhà văn đó đã khơi tìm và hưởng được sự ngọt mát của nó.
Cần hiểu rằng, phong cách của nhà văn được thể hiện trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.
Trong nội dung, phong cách nhà văn in đậm trong quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải vấn đề về cuộc sống con người… Có thể thấy rõ điều này ở nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Hồ Chí Minh… Nguyễn Tuân thường nhìn mọi sự vật, sự việc dưới góc độ của sự tài hoa. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn tìm thấy sự tài hoa của những nhà Nho hết thời trong những thú chơi tao nhã của họ: thả thơ, uống trà, ngâm vịnh… Sau Cách mạng, nhà văn lại say mê với sự tài hoa của những con người Việt Nam trong lao động, sản xuất… Nam Cao lại khác. Trước Cách mạng, ông đau đáu với đề tài về những người nông dân Việt Nam nô lệ bị tha hóa về tinh thần, nhân phẩm hay những nhà trí thức Việt Nam quằn quại trong nỗi đau vì bị “áo cơm ghì sát đất”…
Về nghệ thuật, phong cách nhà văn cũng được thể hiện đa dạng ở nhiều phương diện: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, cách tổ chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ… Điều này cũng rất dễ nhận biết đặc biệt ở những tác giả lớn. Nhà thơ Tố Hữu thường chọn thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình ngọt ngào để thể hiện tình cảm tha thiết, chân thành của nhân vật trữ tình. Nhà văn Nam Cao lại rất dễ “bị” nhận ra bởi lối kể chuyện đảo trình tự tuyến tính hiện đại hay cách liên kết đoạn văn rất tài tình…
Mỗi nhà văn lại có những ý tưởng độc đáo khác nhau trong cách thể hiện tác phẩm của mình. Và với độc giả, khi đọc một truyện ngắn, thưởng thức một bài thơ… không gì thích thú là việc phát hiện ra những nét đặc sắc về phong cách của các tác giả. Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình. Và giữa phong cách của mỗi tác giả lại có mối quan hệ chặt chẽ tới bản thân cá tính mỗi nhà văn. Trong văn học, phong cách được thể hiện sinh động như một thực thể bộc lộ những quan niệm cá nhân về văn học. Trong truyện ngắn của mình, Nam Cao luôn có vẻ khách quan, hờ hững với nhân vật. Ông gọi họ là “y”, là “thị”, miêu tả họ với những hình hài xấu xí, thậm chí là ghê rợn (đặc biệt là những người nông dân). Nhưng đằng sau những trang văn tưởng như lạnh lùng, khinh thị ấy là tấm lòng đồng cảm thấu suốt là tình thương đến nhói buốt của một tấm lòng đồng ái, đồng chủng. Ngoài đời, con người Nam Cao cũng có dáng vẻ giống như giọng điệu văn chương của ông trong truyện ngắn. Nhắc đến Nam Cao, những người bạn văn nhớ đến một dáng vẻ trầm lặng, ít nói, nhưng thực chất, ẩn đằng sau dáng vẻ phẳng lặng, im ắng ấy là một tinh thần sôi nổi, quyết liệt. Chỉ có những tính cách mạnh mẽ mới có thể phát biểu thế này: “Sống đã rồi hãy viết”!
Phong cách của nhà văn in đậm lên từng trang viết. Đến lượt mình, phong cách văn học của mỗi tác giả lại in sâu vào lòng người đọc tạo nên mối đồng cảm sâu sắc giữa những nhà văn, nhà thơ và những độc giả chân thành.
Đưa ra một nhận định đúng đắn, Buy-phông định hướng cho những nhà văn hay những người ôm mộng văn chương phải biết định hình cho mình một phong cách riêng nổi bật. Đó phải là phong cách của riêng anh để người đọc nhận ra đó là anh chứ không phải là người khác. Đến lượt mình, mỗi độc giả cần là một người đọc thông minh biết tìm tòi, suy nghĩ phát hiện nét phong cách riêng của mỗi nhà văn.
- Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo. Anh, chị hiểu ý kiến như thế nào?
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng,có viết:Phong cách chính là người. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
- Buy-phông, nhà văn pháp nổi tiếng, có viết: " phong cách chính là người". anh(chị)hiểu ý kiến trên như thế nào?
- Buy-phông nhà văn Pháp nổi tiếng
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: Phong cách chính là người. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
- Nhà văn Đức F. Sile có nói: Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên?
- Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên
- Đầu số Viettel - Cập nhật danh sách đầu số Viettel mới nhất 2018
- Hướng dẫn sao chép danh bạ Email từ Gmail cũ sang Gmail mới
- DHCP - Giao thức cấu hình host động là gì?
- Cách chặn Twitter theo dõi và chia sẻ dữ liệu cá nhân trên iPhone, iPad, Android ...
- VNPT hỗ trợ người dùng đăng ký lại thông tin thuê bao thông qua Zalo, Facebook
- Cách chuyển chế độ góc nhìn thứ nhất Rules Of Survival PC
- Phân tích tính sử thi của truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý ...
- Soạn bài số phận con người của M. Sô-lô-khốp
- Soạn bài thực hành về hàm ý
- Soạn bài luyện tập về một số cách diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau
- Soạn bài thực hành về hàm ý tiếp theo
- Tóm tắt cốt truyện ông già và biển cả
- Soạn bài rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài, trong văn nghị luận
- Trong vở kịch hồn trương ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “không thể bên trong một đằng, bên ngoài ...
- Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và ...
- Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và ...
- “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Anh (chị) ...
- Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng viết: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương" (Truyện Lục Vân Tiên). Anh ...
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người". Anh (chị) hiểu ý kiến ...
- Top 10 nhà khoa học nổi tiếng nhất Việt Nam từ trước đến nay
- Top 10 nữ văn sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam
- Top 10 nhà văn trẻ nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay
- Bài tập làm văn số 6 lớp 8
- Tả người mẹ khi em sốt
- Thơ 4 chữ về mẹ
- Tóm tắt sống chết mặc bay
- Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có
- So sánh quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
- Tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình
- Bếp lửa của Bằng Việt
- Đoạn văn 8 -10 câu phát biểu cảm nghĩ về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn
- Mục lục soạn văn lớp 12 tập 2 full
- Soạn bài lớp 11 tập 2 full
- Soạn bài lớp 8 tập 2
- Soạn bài lớp 7 tập 2
- Soạn bài lớp 9 tập 2
- Soạn bài lớp 10 tập 2 full
- Soạn văn lớp 6 Tập 2