-
Tại sao chúng ta lại phải biết cho đi?
-
Đáp án tốt nhất
-
Người vô gia cư rách rưới
-
Họa từ miệng mà ra, phàm là người thông minh sẽ tránh những lời này
-
Bắt mang theo khoai tây, thầy giáo đã giúp học sinh nhận ra đạo lý có thể thay đổi cuộc đời
-
4 thói quen phân biệt những người giàu có với những người chỉ đủ sống
-
10 bài học cuộc sống quan trọng nhưng chẳng mấy ai dạy chúng ta
-
Học sinh HCM nghỉ tết âm lịch 2018 là 11 ngày.
-
Điểm chuẩn Đại học Sao Đỏ năm 2017
-
Đại học Mở TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2017
-
Rộng cửa vào đại học cho thí sinh dưới điểm sàn
-
Điểm chuẩn các trường quân đội năm 2017
-
Sắp công bố điểm chuẩn các trường quân đội 2017
-
Trường ĐH Văn Lang công bố điểm chuẩn theo học bạ năm 2017
-
Ngủ hay thức?
-
Lòng tốt có thể cảm hóa cái ác
3 nguyên tắc đơn giản giúp sinh viên Việt Nam thành công
Câu chuyện về cô sinh viên hỏi rằng làm sao để có thể đạt được mức lương 2.000 USD/ tháng ngay sau khi ra trường lại đặt ra bài toán những yếu tố nào giúp sinh viên Việt Nam thành công ngay khi vừa khởi nghiệp.
Từ chia sẻ của các giám đốc công ty – những “cựu” sinh viên Việt Nam thành công trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ngay khi mới ra trường, không chỉ sinh viên đang theo học chuyên ngành này mà tất cả học sinh, sinh viên Việt Nam nói chung cũng nên khắc cốt ghi tâm những bài học xương máu này để thành công.
Liều lĩnh để được học hỏi
Nhờ sự phát triển của thời đại, ngành Công nghệ thông tin đã sớm được chú ý, thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia học tập, theo đuổi và chọn lĩnh vực này để khởi nghiệp. Mỗi người mỗi hướng đi, nhưng hầu hết, những sinh viên Việt Nam thành công trên con đường này đều phải nỗ lực và có quyết tâm cao độ.

Từ kinh nghiệm của bản thân, những người trẻ đã và đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đã đúc rút ra những lời khuyên hữu ích, giúp sinh viên ngành Công nghệ thông tin có định hướng rõ ràng ngay khi bước chân vào nghề.
Theo đó, Anh Nguyễn Hòa, đồng sáng lập công ty phần mềm Siten, từ câu chuyện của bản thân mình đã khuyến khích các bạn sinh viên tham gia thực tập tại các doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này rất có ích cho sinh viên, bởi lẽ, theo anh chia sẻ, phần lớn, kiến thức nhà trường cung cấp đều thiếu tính thực hành, thậm chí, nhiều khi mang nặng tính lý thuyết khiến sinh viên khó hình dung và nắm chắc bản chất vấn đề. Việc thực tập ở các doanh nghiệp chẳng khác nào cơ hội tốt giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội được tự trau dồi kiến thức, tìm hiểu bước đầu về những yêu cầu của doanh nghiệp để tìm cách bổ sung, hoàn thiện khả năng của chính mình.
Không chỉ có vậy, muốn sinh viên Việt Nam thành công không khó, cái khó là ở bản thân mỗi người có dám liều lĩnh và quyết tâm hay không. Hãy tự thử sức mình, lao vào nhận những dự án ngay khi có cơ hội, điều này sẽ giúp sinh viên “vỡ” ra những kinh nghiệm hay và hữu ích cho nghề nghiệp của mình.
Ngoại ngữ rất quan trọng
Bên cạnh việc học tốt chuyên ngành, sinh viên Việt Nam thành công hay không còn chịu sự quyết định rất lớn từ ngoại ngữ. Xã hội ngày càng phát triển, việc giao lưu, hợp tác, chia sẻ để thành công đã vượt ra khỏi biên giới, nếu không có vốn ngoại ngữ tốt, rất khó để người Việt phát triển.

Anh Đinh Văn Hoàn, Phó giám đốc phòng phát triển công ty IFI Solution, chia sẻ kinh nghiệm: “Những năm đầu đại học, tôi luôn cố gắng dành thêm một vài tiếng để lập trình, ôn lại bài đã học hôm nay và xem trước bài học hôm sau. Kết quả là đến cuối năm tôi may mắn không phải chuyển lên năm tiếp mà được học bổng tuyển thẳng”.
Xác định được tầm quan trọng của tiếng Anh, anh đã “cố gắng học thêm tiếng Anh trong khi những người bạn khác còn chưa để ý. Và may mắn là luôn “vượt qua” các đợt tuyển dụng“. Tiếp sau đó, khi có cơ hội, anh Hoàn chia sẻ vì “không ngại nói bừa” nên cô giáo thấy hay hay và tận tình dạy… Kết quả là anh có nhiều cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm và có chút thành công như hiện tại.
Tự tạo ra cơ hội bằng cách chăm chỉ học tập
Tất cả các bậc tiền bối đi trước đều khẳng định, không có thành công nào từ trên trời rơi xuống, tất cả vận mệnh đều nằm trong bàn tay của các bạn. Nếu các bạn có ý chí, có quyết tâm, có nghị lực, không ngại khó, ngại khổ…ắt hẳn các bạn sẽ thành công.

Chăm chỉ học tập, không có nghĩa là bạn dồn hết tâm sức để học tập trên lớp, bạn còn phải chủ động tạo cơ hội việc làm ra cho chính mình, học từ những tấm gương sinh viên Việt Nam thành công trước đó, học từ bài học thất bại của những người đi trước để có cho mình sự chuẩn bị tâm lý vững vàng cho khó khăn trước mắt. Muốn thành công theo đúng nghĩa, bạn cần đầu tư 200% sức lực, tâm lý sẵn sàng chấp nhận thất bại khi cần và hơn hết là ý chí muốn bứt phá của bản thân.
Xem thêm:
- Cách học và dạy Toán theo phương pháp học tập chuẩn khoa học
- Học tập hiệu quả bằng phương pháp của nhà Vật lý đoạt giải Nobel
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng ký phải khóa học Online “dởm”?
-
Sinh viên năm nhất làm gì để sử dụng hiệu quả thời gian?
-
Là sinh viên, đừng vội khóc khi không hiểu môn Triết học
-
Những nỗi sợ “cộp mác” sinh viên năm nhất
-
Để đạt kết quả cao trên giảng đường đại học, sinh viên cần chú ý điều gì?
-
Bí quyết ghi chép bài hiệu quả cho sinh viên
-
Những dấu hiệu nhận diện bạn tốt – bạn xấu