-
Tại sao chúng ta lại phải biết cho đi?
-
Đáp án tốt nhất
-
Người vô gia cư rách rưới
-
Họa từ miệng mà ra, phàm là người thông minh sẽ tránh những lời này
-
Bắt mang theo khoai tây, thầy giáo đã giúp học sinh nhận ra đạo lý có thể thay đổi cuộc đời
-
4 thói quen phân biệt những người giàu có với những người chỉ đủ sống
-
10 bài học cuộc sống quan trọng nhưng chẳng mấy ai dạy chúng ta
-
Học sinh HCM nghỉ tết âm lịch 2018 là 11 ngày.
-
Điểm chuẩn Đại học Sao Đỏ năm 2017
-
Đại học Mở TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2017
-
Rộng cửa vào đại học cho thí sinh dưới điểm sàn
-
Điểm chuẩn các trường quân đội năm 2017
-
Sắp công bố điểm chuẩn các trường quân đội 2017
-
Trường ĐH Văn Lang công bố điểm chuẩn theo học bạ năm 2017
-
Ngủ hay thức?
-
Lòng tốt có thể cảm hóa cái ác
11 kiểu sinh viên có nguy cơ thất nghiệp cao sau khi ra trường

1. Kiểu ảo tưởng sức mạnh
Dấu hiệu nhận biết của những sinh viên này là dù không có mấy kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm nhưng luôn tự thổi phồng khả năng của bản thân. Thậm chí, ngay cả khi bạn là thủ khoa, á khoa hay du học sinh Anh, Mỹ thì nhà tuyển dụng cũng chỉ đánh giá bạn ở khả năng đóng góp cho công ty mà thôi.
2. Kiểu sang chảnh
Niềm tin rằng bản thân luôn tài giỏi hơn người khác khiến cho kiểu sinh viên này cũng dễ dàng rơi vào tình trạng thất nghiệp. Họ cho rằng thay vì làm những công việc lặt vặt, cỏn con như số đông, họ có thể khởi đầu sự nghiệp bằng một vị trí thật đáng nể. Thực tế,bạn sẽ không bao giờ được giao các nhiệm vụ quan trọng nếu không hoàn thành thật tốt từ những việc nhỏ.
3. Kiểu lười biếng
Những kiểu sinh viên này luôn xuất hiện với tác phong uể oải nhưng vẫn muốn công việc đạt hiệu quả cao, khi buộc phải làm thêm sau giờ làm việc hay cuối tuần thì cảm thấy khó chịu và cho rằng “bị bóc lột”. Tuổi trẻ mà ngại ngần thử thách, không dám xông pha thì có nhà tuyển dụng nào dám đặt niềm tin vào khả năng làm việc lâu dài của những ứng viên như vậy
4. Kiểu thiếu thực tế
Kiểu sinh viên này vẫn còn chưa kịp gỡ xuống lăng kính màu hồng khi nhìn cuộc đời và công việc và đêm ngày mơ tưởng đến những “công việc ổn định”, chờ đợi “các cơ hội tốt”. Đây là lí do họ đã tốt nghiệp 2,3 năm nhưng sự nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ do không biết hoặc không chịu chấp nhận thực tế.
5. Kiểu chém gió
Những sinh viên thuộc nhóm này thường gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng bởi khả năng nói nhiều, nói say mê, lập luận siêu đẳng nhưng đến khi bắt tay vào công việc thì hầu như không làm được gì. Họ cũng dễ dàng thất nghiệp vì không ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi họ thực hiện những điều đã nói.
6. Kiểu đứng núi này trông núi nọ
Đang làm việc tại một công ty nhưng mối quan tâm của những sinh viên này là công ty nào khác có mức lương cao hơn, cơ hội thăng tiến tốt hơn. Sự thiếu tâm huyết, tâm lý “nhảy việc” luôn thường trực khiến cho họ chưa bao giờ tiếp thu các kiến thức, kỹ năng công việc hay làm được một điều gì đó đáng kể. Đây cũng là lý do nhóm sinh viên này mau chóng bị sa thải và thất nghiệp.
7. Kiểu bảo thủ
Tư duy phản biện rất đáng khích lệ nhưng ở những sinh viên mà tư duy này phát triển quá mức bình thường thì họ sẽ trở thành những kẻ đáng ghét trong các cuộc tranh luận hay làm việc nhóm. Kiểu sinh viên này là hiện thân của khả năng hạn hẹp nhưng không chịu tiếp thu, dĩ nhiên không thể trở thành một nhân viên tốt và có khả năng xây dựng tập thể.
8. Kiểu thụ động
Thích lắng nghe những lời đốc thúc, hoặc không thì phải được cầm tay chỉ việc từ những điều nhỏ nhặt nhất là đặc điểm của những sinh viên này. Đây là những mắt xích trì trệ ảnh hưởng đến tốc độ của một guồng máy nên khả năng bị loại bỏ và thay thế là điều không quá khó hiểu.
9. Kiểu không có chí tiến thủ
Tương tự như kiểu sinh viên thụ động, kiểu sinh viên này thường dễ dàng thỏa hiệp với bản thân, ngại học hỏi cái mới, sách mua về cả năm vẫn mới tinh tươm, lòng tự trọng tỷ lệ nghịch với tinh thần cố gắng. Không có chí tiến thủ, họ không bị đuổi việc thì cũng tự xin nghỉ việc vì tự ti về sự nghiệp không có dấu hiệu của sự tịnh tiến.
10. Kiểu thích bao biện
Những nhóm sinh viên này rất ưa thích các lập luận mang tính lý giải như “Nhưng mà”, “Bởi vì”, “Thật ra là”…như một cách để ngụy trang cho hạn chế về năng lực hay thái độ làm việc của mình. Họ không bao giờ nhận lỗi về bản thân mà đều dồn đẩy nguyên nhân cho hoàn cảnh. Doanh nghiệp dĩ nhiên không thích những “bài ca bao biện”, họ chỉ tìm kiếm những giải pháp để xử lý chúng mà thôi.
11. Kiểu con cưng
Được bao bọc từ nhỏ nên những sinh viên thuộc nhóm này luôn cho rằng công sở cũng là gia đình, hễ có bất cứ vấn đề gì thì ngay lập tức người thân sẽ ra tay hỗ trợ. Không chịu trưởng thành, bạn sẽ không bao giờ làm nên những điều giá trị bằng chính sức lực của mình hay dễ dàng bị khuất phục trước những vấn đề chẳng có gì to tát. Nếu không trải nghiệm để lớn lên, nguy cơ thất nghiệp đối với nhóm sinh viên này là điều trông thấy rõ.
-
Để hết xấu hổ khi thuyết trình trước lớp
-
Gợi ý cách tổ chức sinh nhật đúng chất sinh viên, dẹp bỏ nỗi lo về tài chính
-
Từ A – Z những rắc rối sinh viên có thể gặp phải khi đi làm thêm
-
4 nguyên tắc nhất định phải nhớ để có được những người bạn tốt
-
Sinh viên cần cảnh giác trước những “bẫy tuyển dụng” trên Facebook
-
4 ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí phổ biến nhất hiện nay